Quan niệm Nāga

Người Ấn độ quan niệm Nagar là linh hồn thiên nhiên, bảo vệ các con suối, giếng nước và các con sông, rắn Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng, thần bảo vệ mùa màng, mang nước tưới cho ruộng vườn. Rắn Naga còn là biểu tượng cho sự kết nối giữa cõi nhân gian và niết bàn. Trong truyền thuyết của người Khmer, rắn Naga tượng trưng cho vị thần Siva[1]. Rắn Naga cuộn tròn lấy cái gốc của trục thế gian, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và hủy diệt, nâng đỡ và ổn định thế giới. Rắn Naga có nhiều thần thông hành sự theo nghiệp ác, nhưng nhờ ảnh hưởng của Phật thì Naga hoàn toàn được thiện hóa[4].

Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng thừa hưởng biểu trưng Naga từ di sản cổ của Ấn Độ được tích hợp vào Phật giáo thời sơ kỳ. Chúng là những linh vật hạ giới, dưới đất và dưới biển, đặc biệt là thủy giới của sông hồ, ao giếng và biển cả. Trong vũ trụ luận Phật giáo, chúng trú xứ là ở tầng cuối cùng của núi Meru/Tudi, là lực lượng canh giữ các kho báu và kinh tạng ở cõi dưới. Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) có lẽ là người đầu tiên nhận được tạng kinh được loài Naga bảo quản dưới thủy giới, đó là kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Tám vua Naga (Nagaraja; Tạng ngữ: klu’i rgyal-po) là danh sách phổ biến trong truyền thống Phật giáo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nāga http://dulichsoctrang.org/bai-viet/530/truyen-thuy... http://baotintuc.vn/dan-toc/tuc-tho-ran-naga-cua-n... http://giacngo.vn/nguyetsan/chuyende/2013/01/14/1B... http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/255/0/6... http://bandantoc.hochiminhcity.gov.vn/vh/-/asset_p... http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/bi-an-it-biet-ve-r... https://books.google.com/books?hl=de&lr=&id=caskYE... https://books.google.com/books?id=3IvrAAAAMAAJ&dq=... https://books.google.com/books?id=Xd50t19YpJEC https://archive.org/details/cu31924021444728